Có nên đi làm thêm trong thời gian còn đi học hay không vẫn luôn là câu hỏi thu hút nhiều sự chú ý của các bạn sinh viên. Việc đi làm thêm sẽ giúp ích gì cho chúng ta sau này hay sẽ khiến việc học bị giảm sút thành tích? Vậy liệu sinh viên có nên đi làm gia sư hay không? Và cách xin nghỉ dạy gia sư như thế nào?
Có nên làm gia sư không? Lợi ích và hạn chế của đi làm gia sư
Gia sư là công việc làm thêm part-time, thiên về công việc trí óc kèm các em học tại nhà. Gia sư là công việc khá hợp xu hướng vì nhu cầu học tại nhà ngày càng tăng cao, các bậc phụ huynh hiện đại bận rộn với công việc thường thuê gia sư kèm con học, giúp con tiến bộ.
>> Đọc thêm: Gia sư bao nhiêu tiền 1 tiếng
♦ Lợi ích của việc đi làm gia sư:
+ Kiếm thêm thu nhập, có kinh tế độc lập và giúp đỡ bố mẹ được nhiều hơn.
+ Công việc kiếm được mức lương khá cao so với các công việc phục vụ, bưng bê mà sinh viên hay làm với thời gian hợp lý, gia sư có thể sắp xếp linh hoạt.
+ Rèn luyện các kỹ năng mềm, cải thiện khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình trước đám đông, đồng thời rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ cho các bạn sinh viên sư phạm sau khi ra trường.
––––––
♦ Nhược điểm của việc làm thêm gia sư:
+ Các bạn sinh viên dễ bị lừa đảo về tiền bạc, bị dụ dỗ và làm những công việc trái pháp luật không phải gia sư.
+ Nếu không biết sắp xếp thời gian hợp lý, các bạn có thể bị sao nhãng việc học, cảm thấy stress, áp lực vì quá bận rộn vì công việc gia sư còn cần phải soạn bài, làm bài giúp các em học sinh.
––––––
♦ Với câu hỏi “có nên đi làm gia sư hay không” cần nhiều câu trả lời xét trên nhiều hoàn cảnh, tình huống và đối tượng.
Đối với các bạn sinh viên năm nhất mới vào trường có thể hoãn công việc gia sư để tập trung học và tham gia câu lạc bộ trước. Đối với các bạn sinh viên năm 2, năm 3 có thể đi làm thêm gia sư nếu cảm thấy mình đủ khả năng, thời gian cho phép và lớp học có địa điểm gần, phụ huynh thoải mái.
Đối với sinh viên năm 4, giai đoạn các bạn chuẩn bị đi thực tập và ra trường dù bận rộn nhưng có rất nhiều bạn sinh viên vẫn đi gia sư và mở rộng được rất nhiều mối quan hệ. Đi làm gia sư không phải công việc xấu, ngược lại nếu bạn biết cách sắp xếp, công việc này có thể giúp ích các bạn rất nhiều trong hiện tại và tương lai.
––––––
Cách xin nghỉ dạy gia sư hợp lý nhất
Trong quá trình dạy gia sư, sẽ có một số trường hợp do ốm, có việc bận đột xuất gia sư không thể đến dạy theo đúng lịch đã hẹn. Gia sư có thể xin nghỉ để hoàn thành công việc cá nhân trước nếu quan trọng.
☞ Nghỉ dạy 1 buổi: Đối với lớp học mới nhận tại trung tâm, gia sư muốn nghỉ 1 buổi nên gọi điện thoại báo phụ huynh lý do và hẹn lại lịch dạy, lùi lịch nếu có thể. Gia sư nên nói chính xác số buổi muốn nghỉ trong tuần, đồng thời phải báo lại phụ huynh trước buổi học 1 -2 ngày, hoặc nếu gấp cần gọi điện trước vài tiếng để sắp xếp.
Thông thường phụ huynh sẽ đồng ý cho gia sư nghỉ, tuy nhiên việc nghỉ dạy quá nhiều lần với quá nhiều số buổi trong tháng là điều không nên. Gia sư cần tuân thủ đúng quy tắc đã đặt trước, vì lớp đã nhận nên cần có trách nhiệm hoàn thành.
––––––
☞ Trong trường hợp gia sư muốn nghỉ dạy hoàn toàn: lý do công việc đột xuất kéo dài không thể làm khác (lịch đi quân sự, đi thực tập xa), cảm thấy lớp không phù hợp khi dạy thử 1 – 2 buổi đầu.
Nếu lớp do gia sư nhận từ trung tâm mà chưa hết hạn 1 tháng bảo hành, gia sư xin nghỉ vì lý do chính đáng cần báo qua trung tâm (học sinh có hành vi, lời nói xúc phạm, ngỗ ngược, phụ huynh không tôn trọng, có việc gấp từ gia đình). Ví dụ trường hợp gia sư tìm được gia sư khác thay thế phù hợp mọi điều kiện và được phụ huynh đồng ý thì có thể thay gia sư khác và số phí vẫn nộp như thỏa thuận ban đầu.
Nếu gia sư dạy lớp đã lâu mà xin nghỉ thì gia sư báo lại phụ huynh, nếu lý do cụ thể, số tiền lương còn lại do phụ huynh và gia sư tự trao đổi.
>> Đọc thêm: Danh sách trung tâm gia sư uy tín nhất Hà Nội
Cuối cùng: Dù là xin nghỉ 1 buổi hay nghỉ hẳn thì gia sư đều cần thể hiện sự tôn trọng với các bậc phụ huynh và các em học sinh, tuân thủ đúng hợp đồng gia sư, thể hiện cách làm việc khoa học, văn minh.