Trước khi giáo viên hoặc các bạn sinh viên nhận một lớp học gia sư, người dạy phải có kinh nghiệm và kỹ năng, kiến thức sâu rộng. Bên cạnh đó ấn tượng ban đầu là vô cùng quan trọng, chính vì vậy giáo viên cần chuẩn bị trước lời giới thiệu với học sinh và phụ huynh khi nhận lớp.
1. Đôi nét cơ bản về lời giới thiệu của giáo viên?
Lời giới thiệu là lời chào đầu để làm quen với phụ huynh và các em học sinh. Thông thường, nếu thầy cô nhận lớp tại trung tâm thì sẽ có cuộc gọi trước đó để liên lạc cũng như hỏi thăm trước tình hình học tập của người học, hẹn lịch dạy cụ thể và sắp xếp lịch trình những buổi học tiếp theo. Sau đó thầy cô sẽ đến nhà học sinh và gặp phụ huynh cũng như người học.
Lời giới thiệu thường sẽ bao gồm những thông tin cơ bản của giáo viên như tên tuổi, địa chỉ, nơi làm việc hiện tại, hiện đã và đang theo học trường đại học nào cũng như kinh nghiệm giảng dạy đang có. Bên cạnh đó tùy vào đối tượng dạy học và người học sẽ có cách tiếp cận khác nhau để buổi giới thiệu trở nên thành công suôn sẻ và tốt đẹp, làm bước đệm cho quá trình học tập sau này.
Thầy cô khi giới thiệu cần chú ý đến thái độ, giọng điệu cũng như từ ngữ sao cho phù hợp đúng chuẩn mực ngành giáo, lời giới thiệu cần dễ hiểu, súc tích tránh lan man và không liên quan.
>> Đọc thêm: Gia Sư Sư Phạm Hà Nội
2. Lời giới thiệu của giáo viên với học sinh khi nhận lớp
– Đối với học sinh, là những bạn nhỏ, là người học và trực tiếp tiếp xúc trong thời gian dài sau đó vì vậy trước hết thầy cô nên có thái độ niềm nở, thân thiện và vui vẻ với các em. Thầy cô có thể giới thiệu tên và hỏi lại học sinh:
“Chào con, cô tên là… từ giờ cô sẽ đồng hành cùng con trong việc học môn Tiếng Anh 8 tại nhà, con tên gì?” thể hiện sự gần gũi với các em để xóa bỏ khoảng cách giữa thầy và trò.
– Tiếp theo, cô có thể hỏi thêm về trường con đang học, con thích môn nào nhất và hỏi về việc học môn mình sẽ dạy đối với con. Ví dụ:
“Về môn Tiếng Anh thì con thấy điểm nào con thích nhất và phần nào là con cảm thấy mình còn nhiều điều chưa rõ…”. Sau khi học sinh trả lời khái quát, thầy cô có thể nắm được thông tin về lực học của con, tiếp theo sẽ có định hướng rõ ràng hơn cho việc soạn đề và soạn giáo án.
– Thầy cô có thể giới thiệu với các em về điểm mạnh, về trình độ và kinh nghiệm để tạo niềm tin cho học sinh của mình:
“Cô hiện đang dạy ở trường THCS Đoàn Thị Điểm, cô cũng có rất nhiều bạn học sinh như em và các em bạn ấy cũng rất yêu thích môn học tiếng Anh của cô. Cô chắc chắn rằng sau một thời gian học cùng nhau thì chúng ta sẽ học được rất nhiều điều bổ ích và bé cũng sẽ cải thiện được nỗi sợ tiếng Anh thôi”.
– Lời giới thiệu của gia sư đối với các em học sinh sẽ rất đơn giản nhưng đôi khi lại có tác động to lớn đến hành trình sau này, nếu con có vẻ nghịch ngợm và không mấy vâng lời, gia sư cần đưa ra luật lệ ngay trong lời giới thiệu:
“Cô là người nghiêm khắc nên mong rằng trong thời gian học tập, em sẽ làm đủ bài tập về nhà và tập trung hết sức có thể để có được hiệu quả cao nhất nhé”.
3. Lời giới thiệu của giáo viên với phụ huynh khi nhận lớp
– Chắc chắn khi đến nhận lớp gia sư cùng cần giới thiệu thêm một lần nữa nhưng trước đó có thể giới thiệu qua điện thoại để phụ huynh năm bắt được thông tin cơ bản của thầy cô. Gia sư trước hết nên chào hỏi nhiệt tình:
“Em chào anh/chị, chị cho em hỏi đây có phải số của chị H không ạ?”.
– Sau khi xác định đúng đối tượng phụ huynh, gia sư sẽ nói về mục đích gọi điện:
“Dạ em là gia sư đến từ trung tâm gia sư Dân Trí, phụ trách môn Toán 5 cho bé nhà mình theo yêu cầu của chị gửi đến hôm qua ạ?”.
– Sau khi phụ huynh đáp lại và hỏi về bản thân thầy cô, thầy cô có thể trả lời như sau:
“Em rất vui vì sắp tới được kèm cho bé nhà mình, em đã có kinh nghiệm nhiều năm cho việc ôn luyện Toán cấp 1, hiện đang công tác tại… và cũng là giáo viên của trung tâm Toán Vui Cho Bé, chị cho em hỏi về tình hình học tập của em nhà mình và mong muốn sắp tới được không ạ?”.
Khi có được thông tin học sinh, nếu được gia sư đưa ra phương pháp để điều chỉnh và gửi đến giải pháp, nếu không gia sư có thể hẹn phụ huynh vào buổi học tới để nói chuyện thêm với con và phụ huynh. Khi đến nhà gia sư, giáo viên sẽ đưa giấy tờ tùy thân cũng như thẻ căn cước, thẻ làm việc để phụ huynh tìm hiểu và tạo ra niềm tin và sự chắc chắn cho phụ huynh.
– Thầy cô hãy tỏ thái độ chân thành, nghiêm túc và sát sao đối với việc học của học sinh, gia sư giới thiệu về kinh nghiệm dạy một lần nữa, về phương pháp dạy và mục tiêu hướng đến cho em học sinh sau này để có thể tiến bộ nhanh nhất có thể:
“Đối với em N, em/tôi sẽ giúp em học và lấy lại kiến thức cơ bản trước, sau đó sẽ dạy thêm nâng cao vào 3, 4 tháng tiếp theo”.
Khi có được kế hoạch cụ thể, chi tiết và khoa học về việc học của con, phụ huynh sẽ có thêm tin tưởng vào thầy cô, việc hợp tác và trao đổi sẽ dễ dàng hơn.
>> Đọc thêm: Tìm Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà Ở Hà Nội
Kết lại: Lời giới thiệu là lời chào đầu, lời ngỏ tạo cơ sở cho một mối quan hệ cộng tác bền chặt, đặc biệt quan trọng đối với thầy cô khi mới đầu nhận lớp, lời giới thiệu với phụ huynh và học sinh là điều không thể thiếu.